LÁC MẮT Ở TRẺ CÓ THỂ GÂY MẤT THỊ LỰC VĨNH VIỄN
LÁC MẮT Ở TRẺ CÓ THỂ GÂY MẤT THỊ LỰC VĨNH VIỄN!!!
-----------------
BỐ MẸ CÓ BIẾT:
Mắt lác ở trẻ em xuất hiện với tỉ lệ khoảng 3%. Nếu không được điều trị, khoảng 50% trẻ bị mắt lác có thể bị mất thị lực một phần do nhược thị, suy giảm chức năng thị lực một mắt.
Lác mắt, hay còn gọi là lé mắt, là bệnh mà mắt không di chuyển theo hướng giống nhau khi ta nhìn vào một vật. Mắt lác xảy ra khi có sự mất cân bằng giữa các cơ vận nhãn, tùy theo cơ vận nhãn bị ảnh hưởng mà dẫn đến:
- Mắt lệch vào trong gọi là lác trong
- Mắt lệch ra ngoài gọi là lác ngoài
- Mắt lệch lên trên gọi là lác trên
- Mắt lệch xuống dưới gọi là lác dưới.
Để xác định bé có bị lác hay không, cha mẹ có thể quan sát kỹ xem bé có các biểu hiện như:
- Bé hay nheo mắt khi nhìn hoặc phải liếc mắt nhìn những vật thể đặt ngay phía trước.
- Khi đứng đối diện và mắt nhìn vào bé, nếu thấy hai mắt bé có biểu hiện nhìn bạn không đối xứng thì rất có thể bé đã bị lác.
- Đưa cho bé một món đồ chơi bất kỳ mà bé thích, quan sát kỹ xem khi bé chăm chú nhìn món đồ chơi đó, mắt bé có bị lệch sang một bên hay không.
- Dùng tay che một bên mắt của bé lại rồi làm tương tự với bên còn lại, hãy quan sát xem khi bạn bỏ tay ra con ngươi của bé có di chuyển bình thường hay không.
- Hướng dẫn và cho bé xếp thẳng hàng dọc hai chiếc bút chì, nếu việc này gây ra khó khăn cho bé thì mắt bé đang có vấn đề.
LÁC KHÔNG TỰ KHỎI - ĐIỀU TRỊ CÀNG SỚM, HIỆU QUẢ CÀNG CAO!
Điều trị mắt lác ở trẻ em càng sớm thì trẻ càng có cơ hội khỏi bệnh. Nếu chữa trước 3 tuổi, tỷ lệ thành công có thể lên đến 92%, nếu trẻ từ 6 - 8 tuổi là 62%. Nếu để càng lâu, mắt trẻ sẽ thành tật và khả năng phục hồi sẽ kém đi.
Vì vậy, khi nhận thấy trẻ có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào ở mắt, bố mẹ nên cho con tới các cơ sở y tế uy tín để được các bác sĩ chuyên khoa thăm khám và điều trị kịp thời. Bởi LÁC MẮT KHÔNG CHỈ LÀ YẾU TỐ THẨM MỸ, MÀ CÒN ẢNH HƯỞNG NGHIÊM TRỌNG ĐẾN THỊ LỰC CỦA CON!
Chú thích: Hình ảnh bệnh nhân nhi trước và sau khi phẫu thuật điều trị lác tại Khoa Nhãn nhi - Bệnh viện Mắt Thanh Hoá.
NHỎ NƯỚC CHANH VÀO MẮT - CÙNG LẮNG NGHE LỜI KHUYÊN TỪ CHUYÊN GIA
Gần đây, mạng xã hội lan truyền một "mẹo chữa bệnh" cho rằng nhỏ nước chanh vào mắt có thể làm sạch hay chữa khỏi một số bệnh về mắt. Đây là thông tin hoàn toàn sai lệch và có thể gây nguy hiểm nghiêm trọng cho sức khỏe đôi mắt của bạn!
Tại sao nước chanh KHÔNG TỐT cho mắt?
Tính axit của nước chanh:
Nước chanh có độ pH rất thấp (khoảng 2), mang tính axit mạnh. Khi nhỏ vào mắt, nước chanh có thể gây kích ứng, bỏng hóa chất và làm tổn thương các mô nhạy cảm của giác mạc và kết mạc. Điều này có thể dẫn đến đau, đỏ mắt, chảy nước mắt. Trong những trường hợp nặng, việc nhỏ nước chanh vào mắt có thể dẫn đến viêm loét giác mạc hoặc tổn thương lâu dài, thậm chí là mất thị lực.
Nguy cơ nhiễm trùng:
Nước chanh không phải là dung dịch vô trùng. Nó có thể chứa vi khuẩn hoặc tạp chất, dễ dẫn đến nhiễm trùng mắt.
Không có cơ sở khoa học:
Hiện không có bằng chứng y khoa nào chứng minh rằng nước chanh có thể chữa bất kỳ bệnh lý nào về mắt. Thậm chí, việc tự ý sử dụng các biện pháp không được kiểm chứng có thể làm tình trạng bệnh tồi tệ hơn.
Vậy phải làm gì nếu mắt bạn có vấn đề?
Rửa mắt bằng nước sạch hoặc nước muối sinh lý (NaCl 0,9%) khi bị bụi bẩn hoặc kích ứng.
Đến ngay các cơ sở y tế hoặc bác sĩ chuyên khoa mắt để được khám và điều trị kịp thời.
- PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ CO RÚT MI SAU BỆNH BASEDOW
- LÁC MẮT Ở TRẺ CÓ THỂ GÂY MẤT THỊ LỰC VĨNH VIỄN
- Viêm loét giác mạc do gặt lúa
- TỔ CHỨC THĂM KHÁM TRI ÂN HỘI CỰU CHIẾN BINH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ THANH HOÁ
- XỬ TRÍ TẮC LỆ ĐẠO Ở TRẺ SƠ SINH
- Những điều cần biết về đăng ký tài khoản định danh điện tử mức độ 2
- NHƯỢC THỊ - NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT
- BỆNH VIỆN MẮT THANH HOÁ TỔ CHỨC CHƯƠNG TRÌNH TÌNH NGUYỆN CHUNG TAY VÌ SỨC KHOẺ CỘNG ĐỒNG
- BỆNH VIỆN MẮT THANH HÓA MIỄN PHÍ KHÁM TẦM SOÁT VÀ TƯ VẤN ĐIỀU TRỊ BỆNH LÝ GLOCOM
- DUY TRÌ VIỆC KHÁM MẮT ĐỊNH KỲ ĐỂ BẢO VỆ ĐÔI MẮT CỦA BẠN
